Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

Làm cầu răng sứ có tốt không?

Cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng mất phổ biến hiện nay. Liên quan đến kỹ thuật này có nhiều thắc mắc như cầu răng sứ có tốt không, giá bao nhiêu và lưu ý gì khi thực hiện?

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ (hay còn gọi trồng răng sứ bắc cầu) là phương pháp phục hình một hay nhiều răng mất bằng cách dùng các răng kế cận làm trụ nâng đỡ. Theo đó, cầu răng sứ được gắn chặt bằng cement và khách hàng không thể tự ý tháo ra được.

Vật liệu để làm cầu răng sứ có 2 loại chính:

- Cầu răng toàn sứ: được làm từ 100% vật liệu sứ, chịu lực ăn nhai tốt, tính thẩm mỹ cao.
- Cầu răng sứ kim loại: khung sườn bên trong được làm từ kim loại (phổ biến là Titan) và lớp sứ phủ bên ngoài, chịu lực nhai tốt nhưng dễ bị đen viền nướu.

Bác sĩ nha khoa có thể giúp bạn đưa ra quyết định chọn vật liệu cầu răng nào để phù hợp với vị trí răng mất, chức năng, tính thẩm mỹ và giá cả.

>>> XEM THÊM: Răng sứ kim loại bị đen

lam-cau-rang-su-co-tot-khong-2.jpg


Làm cầu răng sứ có tốt không?

Để biết có nên thực hiện cầu răng sứ không, bạn tìm hiểu qua ưu và nhược điểm nhé!

Ưu điểm của phương pháp cầu răng sứ

Phục hồi chức năng ăn nhai


Cầu răng sứ có độ cứng, chắc, mang đến khả năng ăn nhai tốt hơn so với hàm giả tháo lắp.

Tính thẩm mỹ cao

Răng sứ bắc cầu có màu sắc tự nhiên giống răng thật, đặc biệt với răng toàn sứ có tính thẩm mỹ rất cao..

Thời gian điều trị nhanh

Thông thường chỉ khoảng 5 – 7 ngày là hoàn tất quy trình gắn cầu răng sứ.

An toàn cho cơ thể

Đối với răng toàn sứ hoặc răng sứ Titan có tính tương thích sinh học cao, không gây hại hoặc kích ứng đối với các tổ chức trong khoang miệng.

>>> THAM KHẢO: Răng sứ thường có tốt không

lam-cau-rang-su-co-tot-khong-3.jpg


Chi phí tương đối thấp

Nhìn chung giá cầu răng sứ thấp hơn nhiều so với trồng răng Implant. Chi phí này chủ yếu phụ thuộc vào vật liệu sứ được chọn để làm cầu răng.

Hạn chế của phương pháp cầu răng sứ

Mức độ xâm lấn cao


Để thực hiện hiện phương pháp này, bác sĩ buộc phải mài hai răng kế cận răng bị mất để làm trụ răng. Theo thời gian, các răng trụ này sẽ bị suy yếu, không thể nâng đỡ cầu răng sứ nữa. Lúc đó, Bác sĩ buộc phải mài các răng khỏe mạnh tiếp theo để làm cầu răng mới. Như vậy, từ mất 1 răng ban đầu sẽ dẫn đến việc mất nhiều răng hơn.

Cầu răng sứ không ngăn chặn tiêu xương hàm

Cầu răng sứ chỉ thay thế cho thân răng mà không can thiệp đến xương hàm. Do đó sau một thời gian, vị trí mất răng sẽ bị tiêu xương, dẫn đến hàng loạt hậu quả như: tụt nướu, lộ chân răng trụ vừa gây mất thẩm mỹ, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng trụ.

>>> Tham Khảo địa chỉ nha khoa uy tín tại đây: Nha Khoa Sunshine

lam-cau-rang-su-co-tot-khong-4.jpg


Khi nào nên làm cầu răng sứ?

Các trường hợp NÊN trồng cầu răng sứ:

- Người không muốn mang hàm giả tháo lắp.
- Hoặc người không đủ điều kiện để trồng răng Implant.

Đối tượng KHÔNG NÊN làm cầu răng sứ:

- Đối với trường hợp mất răng 7, nếu không có răng số 8 hoặc răng số 8 lệch, hay chân răng số 8 yếu thì không thể làm cầu răng được.
- Những người già có răng quá yếu thường không đủ điều kiện để làm cầu răng sứ.

>>> XEM BÀI VIẾT CHI TIẾT TẠI ĐÂY: Làm cầu răng sứ có tốt không

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét