Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao khắc phục hiệu quả?

Bọc răng sứ hiện đang là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, sau khi thực hiện một số người gặp phải tình trạng ê buốt, cảm thấy khó chịu, đau nhức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách xử trí bọc răng sứ bị ê buốt, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Vì sao bọc răng sứ bị ê buốt?

Bọc răng sứ là giải pháp tăng tính thẩm mỹ, cải thiện một số khuyết điểm trên răng, giúp răng đều và đẹp và ngăn ngừa một số bệnh lý về răng. Để răng được bền chắc, bác sĩ sẽ phải mài đi phần răng bên ngoài, sau đó mới bọc mão sứ lên cùi răng.

>>> THAM KHẢO: Bọc răng sứ bị hở

boc-rang-su-bi-e-buot-1.jpg


Tuy nhiên, không được mài quá nhiều, phải ít hơn 2mm vì mài nhiều sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng, chẳng hạn như tủy răng.

Thông thường, răng ê buốt sau khi bọc sứ trong vòng 1-2 tuần đầu là chuyện bình thường nên mọi người không nên quá lo lắng. Nếu tình trạng ê buốt kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra để có cách khắc phục kịp thời.

Cách xử trí sau khi bọc răng sứ bị ê buốt

Bạn có thể làm dịu cơn đau bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức kéo dài thì vẫn nên thăm khám để có biện pháp kịp thời.

>>> TÌM HIỂU: Bọc răng sứ cho răng hô giá bao nhiêu

boc-rang-su-bi-e-buot-2.jpg


Phương pháp cải thiện đau nhức, ê buốt tại nhà

Sau khi bọc sứ thì vẫn có tình trạng ê buốt diễn ra vài ngày hay cả tuần. Do đó, để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để kiểm soát tốt cơn đau:
  • Súc miệng với nước muối loãng: muối có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn trong khoang miệng cũng như làm sạch dịch bẩn quanh răng sứ mới làm. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý với nồng độ 0,9% hoặc tự pha muối loãng ở nhà.
  • Chườm đá lạnh: chườm lạnh vào khu vực gần răng sứ, không nên chườm trực tiếp đá lạnh vào răng sứ vừa bọc vì sẽ làm tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
  • Dùng thuốc giảm đau: sau khi bọc răng, bác sĩ cũng kê cho bạn một ít thuốc giảm đau, vì thế tuân thủ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng hàm bảo vệ răng: khi sử dụng miếng bảo vệ răng, đặc biệt trước khi ngủ để hạn chế tình trang nghiến răng. Tuy nhiên, trước khi áp lực cách này cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
>>> Tham Khảo địa chỉ nha khoa uy tín tại đây: Nha Khoa Sunshine

boc-rang-su-bi-e-buot-5.jpg


Điều trị tại nha khoa

Khi tình trạng đau nhức nhiều, kéo dài không hết, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp khắc phục hợp với tình trạng.

Nếu ê buốt do sai khớp cắn, bị lệch, bị cộm thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo và lắp lại. Trường hợp ê buốt cho bệnh lý về răng miệng cần được điều trị triệt để rồi mới lắp lại răng sứ.

Nếu cơ địa dị ứng với kim loại thì bác sĩ có thể tư vấn đổi dùng loại 100% sứ. Vì loại này khắc phục được nhược điểm của sứ kim loại: độ bền cao, tính tương thích sinh học tốt, an toàn, chất liệu lành tính, và hạn chế cơn đau.

>>> XEM BÀI VIẾT CHI TIẾT TẠI ĐÂY: Bọc răng sứ bị ê buốt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét