Nếu đang gặp tình trạng bọc răng sứ bị kênh cộm, đau nhức, ê
buốt, mão sứ bị bong rụng trong quá trình ăn nhai thì tháo răng sứ làm
lại là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, tháo răng sứ ra bọc lại diễn ra
như thế nào? Có đau không? Tất cả sẽ được nha khoa Sunshine đề cập chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Tháo răng sứ ra bọc lại răng sứ có đau không?
Rất nhiều người e ngại tháo răng sứ làm lại sẽ gây đau dữ dội và ảnh
hưởng tới cấu trúc răng thật. Tuy nhiên, với trình độ khoa học, kỹ thuật
hiện đại như hiện nay thì tháo răng sứ ra bọc lại hoàn toàn không gây
đau nhức hay ê buốt nhờ:
=> Tiêm tê giảm đau, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
Trước khi thực hiện tháo răng sứ hay làm lại răng, khách hàng sẽ được
tiêm tê làm giảm cảm giác đau đớn và đảm bảo cho hiệu quả phục hình răng
tốt hơn.
Đội ngũ nha sĩ với tay nghề chuyên môn cao sẽ tháo răng đúng kỹ thuật,
kết hợp với các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ sẽ hạn chế tối đa được
tình trạng xâm lấn cùi răng thật, không gây đau nhức hay tổn thương nướu
răng.
>>>>> CHUYÊN GIA TƯ VẤN: Nguyên nhân và cách khắc phục sau khi lắp răng sứ bị tụt lợi
2. Tháo răng sứ làm lại trong trường hợp nào?
Bất cứ ai khi bọc răng sứ cũng mong muốn có thể duy trì được tuổi thọ,
độ bền của mão sứ. Tuy nhiên, vì một số sai sót trong quy trình thực
hiện, vật liệu nha hoa kém chất lượng, chế độ chăm sóc không tốt, cơ địa
nhạy cảm… mà không ít trường hợp phải tái khám để bọc lại răng sứ.
Tháo răng sứ làm lại bắt buộc phải thực hiện trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Răng sứ bị nứt vỡ, bong rụng trong quá trình nhai cắn.
- Răng sứ bị kênh cộm, cảm giác khi nhai cắn không thật, bị đau nhức, cảm thấy vướng víu khi ăn.
- Răng sứ không sát khít viền nướu, để lại khoảng hở giữa thân răng và nướu lợi, có dấu hiệu bị sâu.
- Răng sứ bị nhiễm màu, vàng ố, xỉn màu, đen viền nướu.
- Sau khi bọc sứ có biểu hiện chảy máu chân răng, đau nhức, viêm nướu, viêm nha chu.
>>>>> THAM KHẢO BẢNG GIÁ MỚI NHẤT TẠI ĐÂY: Bọc răng sứ giá bao nhiêu
3. Cách tháo răng sứ như thế nào?
Cách tháo răng sứ như thế nào và quy trình bọc chụp mão sứ mới ra sao thì đều phải thực hiện theo từng bước cụ thể như sau:
- Nha sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, xác định nguyên nhân
và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng của khách hàng.
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu, biểu hiện như trên thì bắt buộc phải tháo
răng sứ làm lại.
- Với những trường hợp khách hàng gặp biến chứng do dị ứng với thành
phần của răng sứ như: viêm nướu, chảy máu, đau nhức dữ dội, bác sĩ sẽ
tiến hành tái tạo nướu răng khỏe mạnh trước khi lắp răng sứ. Thường thì
quá trình này sẽ mất từ 7- 10 ngày, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng
cụ thể của mỗi khách hàng.
- Bác sĩ sử dụng máy siêu âm nhằm tác động, làm đứt gãy các liên kết keo
nha khoa gắn răng sứ với cùi răng thật, sau đó dùng dụng cụ nha khoa gỡ
mão sứ cũ ra khỏi răng.
- Xem xét và điều chỉnh lại cùi răng thật bằng cách mài bớt đi. Nếu cùi
răng thật bị sâu thì sẽ điều trị tủy hoặc can thiệp các biện pháp nha
khoa để làm sạch tủy.
- Sau khi khắc phục toàn bộ các vấn đề bệnh lý liên quan tới nướu lợi
hoặc cùi răng thật, nha sĩ sẽ bọc chụp răng sứ mới với vật liệu sứ
nguyên chất, chính hãng, sau đó cố định chắc chắn bằng keo nha khoa,
phòng ngừa nguy cơ răng sứ bị bong tuột.
CLICK NGAY ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ >>> Bọc lại răng sứ có đau không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét